Bàn thờ là một trong những nơi quan trọng nhất của gia đình. Không chỉ chiếm vị trí trung cung trong ngôi nhà, là nơi điều chuyển sinh khí, bàn thờ còn là góc tâm linh, nơi để gia đình hướng về và hoàn thiện đời sống tâm linh của mình bên các truyền thống, dưới hình bóng về Thần Phật, tổ tiên phù hộ.

Trên bàn thờ do đó cần phải thật lưu ý về các đồ bài trí và đồ cúng. Bài viết dưới đây chia sẻ các kinh nghiệm chuẩn bị đồ cúng bàn thờ gồm những gì và các kiến thức cần biết về đồ cúng.

Nội dung

Đồ cúng bàn thờ gồm những gì? Kiến thức cần biết

1. Bàn thờ là gì

Bàn thờ (hay còn gọi là ban thờ), là khu vực dùng riêng để thờ cúng, tưởng nhớ đến Thần Phật, tổ tiên hoặc các vị khác (vong linh, tiền chủ đất…). Đây dường như là nơi bất khả xâm phạm trong gia đình, là nơi được gia chủ dành cho sự tôn trọng và bảo vệ đến mức cao nhất, vì mối liên hệ giữa bàn thờ và tín ngưỡng tâm linh cũng như các vai trò quan trọng của bàn thờ trong đời sống.

2. Vai trò của bàn thờ

(1) Bàn thờ là phương tiện tâm linh dùng để kết nối hai thế giới

Bàn thờ là góc tâm linh của gia đình. Bởi lẽ, đây là nơi mà gia đình (người còn sống) cầu nguyện và nhớ về người đã thác. Tại nơi đây, qua nén hương khói trầm bảng lảng, đèn nến hương hoa, con người dễ trút hết tâm sự của mình và cầu mong bậc sinh thành ở thế giới bên kia lắng nghe và thấu hiểu. Qua đó, gia đình truyền tải các ý niệm về cõi âm, về kiếp luân hồi, về nghiệp báo, nhân quả và những tư tưởng tâm linh khác, và cùng cầu nguyện người ở thế giới bên kia nghe được và phù hộ. Mỗi lần có dịp hội hè, lễ lạt, nghi thức, con cháu trong gia đình lại tụ tập về, trước bàn thờ tổ tiên, để cùng nhau hướng về các vong linh đã khuất. Bàn thờ lúc đó không chỉ là phương tiện kết nối những người còn sống với nhau, mà còn kết nối giữa người còn sống và người đã khuất, củng cố thêm tình cảm gia đình, cho dù có là âm dương cách trở.

(2) Bàn thờ là công cụ, là nơi đón nhận tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của gia đình

Tại bàn thờ, chỉ với nén nhang lời khấn, người còn sống bày tỏ các tâm tư nguyện vọng của mình, của gia đình hay thậm chí là của những người khác (khách viếng thăm). Những lời khấn đó mặc dù không biết có đến tai người đã khuất được hay không, tuy nhiên, chúng sẽ vẫn lưu lại ở đâu đó, như một tín hiệu chờ đợi được phản hồi. Nơi lưu giữ những lời khấn, những nguyện vọng ấy chính là bàn thờ.

Và bởi lẽ, bàn thờ là phương tiện kết nối giữa hai thế giới, do đó người thân còn sống sử dụng chức năng này của bàn thờ để nói ra, để bày tỏ các cảm xúc hỉ nộ ái ố, những mong người đã khuất có thể thấu hiểu cho nỗi niềm của mình. Người đã khuất không còn nữa, duy chỉ còn đó là bàn thờ với bài vị hay hình ảnh người đã khuất, lắng nghe và minh chứng cho tấm lòng của người còn sống. Chính vì vậy, có thể khẳng định một chức năng khác của bàn thờ: nơi đón nhận tâm tư tình cảm của con người.

(3) Bàn thờ là trung tâm, là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi lưu giữ và lan tỏa sinh khí cho ngôi nhà

Một ngôi nhà thường sẽ được chia làm 9 cung, và ngôi nhà chuẩn phong thủy là ngôi nhà có đầy đủ cả 9 cung này, không khuyết thiếu cung nào và mỗi cung phải được bố trí đúng với ý nghĩa của nó. Đặc biệt, mỗi cung tương ứng với một vai trò, trong đó Trung cung là cung quan trọng nhất, là cung chi phối mọi người, mọi việc trong ngôi nhà. Chính vì vậy, Trung cung thường dùng để đặt bàn thờ, để qua đó sinh khí từ bàn thờ chi phối tất cả các cung còn lại, cũng giống như ý nghĩa chung của việc thờ cúng tổ tiên là cầu mong tổ tiên phù hộ cho toàn thể gia đạo an lành, yên bề gia thất, mọi thành viên trong gia đình được yên ổn may mắn.

Bàn thờ tại Trung cung qua đó có vai trò vô cùng quan trọng, chi phối toàn bộ gia đạo và các thành viên trong gia đình. Do đó bàn thờ cần phải được bài trí chu toàn, đẹp đẽ, phải sáng sủa, có sinh khí vượng, là nơi tổ tiên ngự trị chứ không được để lạnh lẽo, hoang vu vì khi đó cả gia đình sẽ mất hết sinh khí, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ 8 cung còn lại cũng như gia đình. Khiến cho gia đạo lục đục, trong nhà mọi việc không thuận, các thành viên dễ bất hòa hoặc gặp xui xẻo.

Vậy nên khi bố trí xếp đặt các đồ cúng, đồ thờ trên bàn thờ cần phải bố trí một cách phù hợp nhất, sao cho toát lên sinh khí trọn vẹn và đầy đủ nhất

3. Đồ cúng trên bàn thờ gồm những gì?

Các đồ cúng trên bàn thờ gồm hai loại: đồ thờ và đồ cúng nghi lễ. Các đồ thờ được bài trí cố định, và không thay đổi bất kể có nghi lễ diễn ra hay không. Ngược lại, các đồ cúng nghi lễ là các mâm lễ được dâng lên tùy theo từng nghi lễ, và được hạ xuống ngay khi hết nghi lễ.

Các đồ thờ thông thường bao gồm:

– Bài vị hoặc di ảnh người đã khuất. Bàn thờ tổ tiên thường đặt bài vị

– Đồ tam sự (hoặc ngũ sự): lư trầm, đôi đèn nến, đôi hạc (đồ ngũ sự)

– Bình hoa

– Chén rượu, chén nước

– Mâm quả (cỗ bồng)

Các đồ cúng theo nghi lễ thường tùy thuộc vào loại nghi lễ, ban thờ là gì mà chuẩn bị. Đối với các dịp cúng như rằm Tháng Bảy, cúng tổ tiên đầu năm thì thường đồ cúng sẽ là các món chay. Các dịp khác cúng món mặn, hoặc tùy thuộc (như Tết Hàn thực thì cúng đồ lạnh, Tết Ông Công Ông Táo thì trên ban thờ ông Táo sẽ chuẩn bị các món xôi chè bánh trái hoa quả, mũ áo cá chép vv).

4. Lưu ý khi bài trí bàn thờ và các món đồ cúng

– Hoa trên bàn thờ tuyệt đối không được lựa chọn các loại hoa như hoa đại, hoa nhài, hoa ly, cúc vạn thọ. Ngoài ra hoa lựa chọn để trên bàn thờ nên là hoa tươi, tuyệt đối không nên là hoa giả – thể hiện sự bất kính, không chu đáo.

– Mâm ngũ quả cũng tương tự, tuyệt đối không lựa chọn các loại trái cây giả.

– Khi bố trí các đồ thờ, mâm ngũ quả thường để chính giữa ban thờ, đối diện mâm ngũ quả là bát hương, hai bên là đôi bình hoa, đôi đèn nến, đôi công (nếu có). Các món cúng để vào khu vực trống ở giữa, sắp xếp khéo léo từ trong ra ngoài.

– Lúc có lễ cúng, khi không có điều kiện sắm sửa đồ cúng thì cũng nên đặt mâm quả bình hoa tượng trưng, tránh để bàn thờ trống trải hiu quạnh.

– Khi thắp nhang dâng đồ cúng, nên khấn vái đầy đủ tùy vào nghi lễ cúng. Lúc đang lễ tránh cười nói ồn ào, làm mất sự trang trọng của nghi lễ.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Hiếu An tổng hợp được về các đồ cúng bàn thờ và những điều cần biết. Mỗi nghi lễ tâm linh đều cần được diễn ra trong không khí trang trọng, với sự chỉn chu nhất có thể. Gia đình do đó nên tiến hành đầy đủ các thủ tục để tránh nghi lễ diễn ra sơ sài.

Hiếu An trân trọng cung cấp các dịch vụ tâm linh, tang lễ, nghi lễ hậu tang lễ trọn gói, đầy đủ, cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nghi lễ: vàng mã, đồ thờ, đồ cúng…để ban thờ của gia đình được tươm tất, hoàn chỉnh đúng với tục lệ nhất có thể. Chúng tôi rất hoan hỉ được nhận sự tín nhiệm mà phía gia đình gởi gắm để tổ chức các nghi lễ tâm linh.

Chuyên mục: Blog